Dấu hiệu cảnh báo con quý vị đang phải vật lộn với sự lo âu quá độ hoặc trầm cảm

Dấu hiệu cảnh báo con quý vị đang phải vật lộn với sự lo âu quá độ hoặc trầm cảm

Không riêng gì người lớn, trẻ em cũng có thể mắc các chứng lo âu quá độ và trầm cảm. Nhưng ở trẻ em và thanh thiếu niên, các triệu chứng có thể biểu hiện khác với người lớn. Quý vị có thể gặp khó khăn khi cố gắng nhận biết những đau đớn mà con mình đang gặp phải là đặc trưng của cơ thể đang lớn hay biểu hiện của trầm cảm và/hoặc lo âu quá độ.

Dưới đây là những dấu hiệu cần chú ý ở trẻ em:

  • Tình trạng buồn bã kéo dài từ hai tuần trở lên
  • Thay đổi lớn trong tính cách, tâm trạng hoặc hành vi của trẻ
  • Thay đổi trong mức độ thân thiện hoặc biểu hiện xa lánh người khác
  • Có những thời điểm bộc phát tâm trạng hoặc rất ủ rũ
  • Mất cảm giác ngon miệng dẫn đến sụt cân, hoặc tăng cảm giác thèm ăn dẫn đến tăng cân
  • Khó ngủ
  • Khó tập trung
  • Thường xuyên bị đau đầu hoặc đau bụng
  • Học kém ở trường
  • Bỏ học
  • Sử dụng chất kích thích hoặc rượu
  • Tự gây đau hoặc nói về việc tự gây đau

Điều cần làm khi quý vị cho rằng con mình bị lo âu quá độ hoặc trầm cảm

Nếu quý vị cho rằng con mình có thể bị lo âu quá độ hoặc trầm cảm, đừng ngần ngại liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, ví dụ như bác sĩ nhi khoa của trẻ. Hãy mô tả những hành vi của con khiến quý vị lo lắng. Quý vị cũng nên tham khảo ý kiến giáo viên, bạn thân, người thân và những người chăm sóc khác của con để xem họ có nhận thấy sự thay đổi nào ở trẻ hay không. Nếu có, hãy chia sẻ những phát hiện đó với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của trẻ.

Hãy cố gắng nói chuyện với con về những điều đang làm con khó chịu. Quý vị cũng có thể gợi ý để con trò chuyện với người khác mà trẻ tin tưởng, chẳng hạn như nhân viên cố vấn ở trường.

Hãy nhớ rằng việc con đang gặp phải tình trạng trầm cảm hoặc lo âu quá độ không có nghĩa là quý vị đã làm sai điều gì đó. Những tình trạng này rất phức tạp và thường là do nhiều yếu tố, trong đó có những điều nằm ngoài tầm kiểm soát của quý vị. Những yếu tố này bao gồm tiền sử trầm cảm hoặc lo âu quá độ trong gia đình, các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống, một số tình trạng sức khỏe khác và khả năng trẻ bị bắt nạt.

Điều tốt nhất quý vị có thể làm cho con nếu cho rằng trẻ đang phải vật lộn với tâm trạng của mình là tìm kiếm trợ giúp cho trẻ. Các biện pháp điều trị từ sớm giúp trẻ kiểm soát triệu chứng, hỗ trợ sự lành mạnh về tình cảm trong quá trình lớn lên của trẻ, từ đó giúp trẻ tự tin hơn ở độ tuổi trưởng thành.

Tài nguyên về trầm cảm và lo âu quá độ

Hỗ trợ khủng hoảng

Truy cập Đường dây nóng về tự tử & khủng hoảng, gọi điện hoặc nhắn tin cho số 988 hoặc trò chuyện trực tuyến.

Khám sàng lọc miễn phí/chi phí thấp

Liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, văn phòng sức khỏe tinh thần hạt hoặc tổ chức chăm sóc phối hợp (CCO) của quý vị.

Hỗ trợ người cùng cảnh ngộ, nhóm và lớp học

Truy cập NAMI Oregon, chi nhánh Oregon của Liên minh Quốc gia về Bệnh Tâm thần (NAMI).

Dành cho hội viên CareOregon

Xem tài nguyên về sức khỏe tinh thần của CareOregon, bao gồm tư vấn, trị liệu, cai nghiện chất gây nghiện và dùng thuốc.




Phản hồi trang web

Biểu tượng đóng

Hãy giúp chúng tôi cải thiện trang web

Quý vị gặp khó khăn trong việc tìm kiếm? Quý vị muốn cho chúng tôi biết về trải nghiệm của mình trên trang web? Vui lòng tham gia cuộc khảo sát phản hồi của chúng tôi và cho chúng tôi biết!